CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ

Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp giấy Xi Măng, giấy Bao Gói công nghiệp tại Việt Nam
 
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy giấy Đáp Cầu được Pháp xây dựng tháng 7 năm 1913 tại Đáp Cầu Bắc Ninh.
Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng 8 thành công ngày 20/8/1945 nhà máy đã thuộc quyền sở hữu của chính quyền cách mạng; là nhà máy giấy đầu tiên thuộc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý.
Năm 1946 thực dân Pháp bội ước Đảng chính phủ ta chủ trương tiêu thổ kháng chiến ngày 6/1/1947 nhà máy được lệnh di dời lên xã Phượng Tiến – Huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên để tham gia trường kỳ kháng chiến.
Ngày 05/8/1947 được sự đồng ý của Trung ương Đảng, nhà máy được mang tên vị lãnh tụ cách mạng Hoàng Văn Thụ. Nhà máy được giao nhiệm vụ sản xuất giấy in tiền cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tháng 01/1948, do điều kiện kháng chiến, nhà máy phân thành 6 chi nhánh nằm trên địa bàn 4 tỉnh, lây danh nghĩa là Nhà máy giấy Việt Nam (là tên gọi khách nhà của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ).
- Chí nhánh 01: Gọi là Việt Nam (tại Chợ Chu - Định Hoá) -> Hoàng Văn Thụ
- Chi nhánh 02: Gọi là Dân chủ (Bố Hạ - Bắc Giang).
- Chi nhánh 03: Gọi là Cộng hoà (Cầu Trắng - Sơn Tây).
- Chi nhánh 04: Gọi là Độc lập (Hạ Hoà - Phú Thọ).
- Chi nhánh 05: Gọi là Tự do (Ấm Thượng - Phú Thọ).
- Chi nhánh 06: Gọi là Hạnh phúc (Phú Bình - Thái Nguyên).
Tổng cộng có 1000 công nhân và 6 chi bộ Đảng ở 6 chi nhánh.
Tháng 7/1948 đoàn cán bộ công nhân viên nhà máy được lên gặp Bác Hồ. Bác gửi lời khen ngợi thành tích của cán bộ công nhân nhà máy và căn dặn

“ Cán bộ công nhân viên phải đoàn kết ra sức học tập không được tự kiêu, sau này kháng chiến thành công, các cô, các chú còn phải quản lý nhà máy to lớn hơn”.
Năm 1950 trên đường đi chiến dịch bên giới  nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm. 
Năm 1955 hòa bình lặp lại sau chiến thắng Điện Biên Phủ nhà máy chuyển về xây dựng tại tổ 5 Phường Quan Triều – TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1965 giặc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, tháng 7/1966 máy xeo 2. Một bộ phận của nhà máy sơ tán về xã phượng Tiến – Định Hóa năm xưa, đến 1969 thì rút chuyển về Quan Triều.
Tháng 12/1972 nhà máy bị Mỹ ném bom rải thảm, 80% nhà xưởng máy móc bị hư hỏng. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên đã khôi phục nhà xưởng máy móc để sản xuất góp phần vào công cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế nhà máy gặp nhiều khó khăn sản phẩm chủ yếu là giấy bao gói truyền thống định lượng từ 28 gr/m2 – 90 gr/m2. Năm 1991 sản xuất giấy kraft hòm hộp; năm 2000 sản xuất giấy bao xi măng.
Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty gắn với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc; Công ty có nhiều thành tích đóng góp trong kháng chiến cũng như sau giải phóng miền nam thống nhất đất nước được Đảng và nhà nước trao tặng 14 huân chương các loại; danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ” được chủ tịch nước và tổng bí thư tặng lãng hoa.
Sau đầu tư mở rộng sản xuất dây chuyền máy xeo 4 công suất 15.000 tấn / năm công ty làm ăn kém hiệu quả; theo chủ trương của Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty làm bước thủ tục thực hiện cổ phần hóa.  
Ngày 24/4/2006 chính thức đổi sang loại hình công ty cổ phần với 48% vốn nhà nước. Tháng 3/2007 trở thành công ty cổ phần không có vốn nhà nước đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN

Trải qua bao thăng trầm cuả từng giai đoạn lịch sử, gắn bó và góp sức cho 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đang từng bước khẳng định lại vị thế của mình trong ngành giấy.
Năm 2001 Công ty đã thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng dây chuyền sản xuất Xeo 4 chuyên sản xuất giấy bao gói xi măng công suất 15.000 tấn/năm. Năm 2005 cổ phần hoá giai đoạn I là 50%, năm 2008 cổ phần hoá giai đoạn II là 100%.
Phát huy truyền thống vẻ vang, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm duy trì sản xuất và không ngừng phát triển về quy mô. Với sự lãnh đạo tài tình và khả năng nắm bất cơ hội đầu tư đúng thời điểm, HĐQT đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất qua các năm:
- Năm 2010, đầu tư dây chuyền xeo số 05 với tổng số vốn đầu tư 13 tỷ đồng, công suất thiết kế: 5000 tấn/năm, dây chuyền cho ra các loại sản phẩm như: bìa, sóng, giấy mặt. Đến nay dây chuyền luôn đạt sản xuất vượt công suất thiết kế.
- Năm 2011, Công ty tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất xeo số 06, với công suất 10.000 tấn/năm, chuyên sản xuất giấy duplex, chipboard định lượng dày cung cấp cho các đơn vị gia công hòm hộp, ống lô ... Do nhu cầu khách hàng tăng cao, Ban lãnh đạo Công ty đã động viên CBCNV phát huy sáng kiến và cải tạo kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, từng bước nâng cấp dây chuyền xeo số 06 cũ thành 2 dây chuyền xeo 6A và xeo 6B, nâng công suất lên gấp 4 lần công suất thiết kế ban đâu, tổng vốn đầu tư: 68 tỷ đồng.
Với thế mạnh sản xuất giấy bao gói xi măng đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Năm 2014 Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tiếp tục đầu tư 2 dây chuyền xeo 7 va xeo 8 với công suất 30.000 tấn/năm, sản xuất các loại giấy bao gói xi măng, sóng gia keo, với tổng vốn đầu tư 220 tỷ đồng.
- Năm 2022, đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực đầu tư. Được sự đồng ý của UBND tỉnh, ngày 20/10/2020 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận cho dự án đầu tư mở rộng dây chuyền giấy bao gói công nghiệp với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm, với mức đầu tư 599 tỷ đồng. Đây là bước chuyển mình có ý nghĩa vô cùng lớn, đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của Công ty. Đưa Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ trở thành một trong những Công ty có công suất lớn tại khu vực miền bắc. Sau gần 2 năm khởi công xây dựng, trải qua thời điểm dịch bệnh vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm của Ban lãnh đạo va tập thể người lao động, huy động toàn lực cả con người, tài chính, đến nay dây chuyền xeo số 9 đã hoàn thiện và đưa vào chạy thử.
Với công nghệ hiện đại, vận hành chủ yếu bằng các hệ thống tự động hoá, CBCNV Công ty sẽ từng bước làm chủ được công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường góp phần vào sự tăng trưởng của Công ty.
      Lò hơi:
Song sóng với việc đầu tư các dây chuyền sản xuất, Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã tiên phong trong việc đầu tư lò hơi tần sôi đốt bằng nhiên liệu biomass thay thế cho lò hơi đốt than. Với tổng số vốn đầu tư 6 lò là 157 tỷ đồng, đã mang lại hiệu quả về kinh tế- môi trường - xã hội:

- Giảm tối đa chi phí sản xuất
- Khí thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn
- Sử dụng nhiên liệu từ phế phẩm lâm nghiệp, giảm khai thác nguồn tài nguyên đang can kiệt
Đầu tư công nghệ xử lý khói bụi hiện đại, xử lý triệt để ô nhiễm ra môi trường.
      Môi trường:
Với phương châm Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của Công ty. Nâm 2010 sau khi ra khỏi danh sách QĐ 64/2003 của Thủ tướng chính phủ và được xác nhận là doanh nghiệp đã hoàn thành xử lý triệt để ôi nhiễm môi trường . Công ty được liên hiệp các hội khoa học Việt Nam bình chọn trao giải thưởng "Thương hiệu xanh phát triển:; Uỷ ban bảo vệ Môi trường 6 tỉnh lưu vực sông Cầu trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác BVMT",
Năm 2020, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hiện đại nhất, đảm bảo TCVN theo quy định. 
Công ty được Bộ Tài Nguyên môi trường cấp phép môi trường số 217/GPMT-BTNMT ngày 16 tháng 09 năm 2022 cho dự án “Mở rộng sản xuất nâng công suất sản xuất giấy công nghiệp từ 61.000 tấn/năm lên 161.000 tấn/năm”. Trong đó Công ty được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất với khối lượng khoảng 1.000.000 tấn/ 7 năm.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN HÀNH
SDTC TEN
Sơ đồ tổ chức
 
...

Thông tin nổi bật

Thống kế website

  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm63
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay18
  • Tháng hiện tại45,256
  • Tổng lượt truy cập96,062

0985.171.102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây