Nơi sản xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1951) tại huyện Định Hoá, Tỉnh Thái Nguyên

Thứ tư - 26/10/2016 00:09
Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có tiền thân là Nhà máy giấy Đáp Cầu. Tháng 7 năm 1913, thực dân Pháp thành lập Công ty Giấy Đông Dương với số vốn đầu tư 7 triệu france để xây dựng nhà máy giấy Đáp Cầu tại tỉnh Bắc Ninh
IMG 1541
IMG 1541
Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có tiền thân là Nhà máy giấy Đáp Cầu. Tháng 7 năm 1913, thực dân Pháp thành lập Công ty Giấy Đông Dương với số vốn đầu tư 7 triệu france để xây dựng nhà máy giấy Đáp Cầu tại tỉnh Bắc Ninh, với công suất 4000 tấn/năm, số công nhân ban đầu khoảng 300 người. Từ khi xâm chiếm nước ta (1858), thực dân Pháp biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động của công nhân và trả những đồng lương rẻ mạt…Cuối năm 1930, Nhà máy giấy Đáp Cầu có tổ Đảng, gồm đồng chí Đặng Kim Giang và Chu Thạch do đồng chí Trường Chinh chỉ đạo xây dựng cơ sở cách mạng trong nhà máy, có 600 công nhân. Ngày Quốc tế lao động mùng 1/5/1936 lá cờ đỏ búa liềm đầu tiên được cắm lên ống khói của nhà máy. Ngày 20/8/1945, nhân dân tỉnh Bắc Ninh khởi nghĩa, công nhân Nhà máy giấy nổi dậy. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), quán triệt đường lối của kháng chiến, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Đồng chí Trần Quang Huy thay mặt Ban cán sự Đảng Bắc Ninh và Bắc Giang giao nhiệm vụ cho nhà máy giấy Đáp Cầu di chuyển lên vùng chiến khu Việt Bắc (4/2/1947) để phục vụ kháng chiến. Sau khi cân nhắc Khu uỷ, Tỉnh uỷ quyết định Nhà máy giấy Đáp Cầu chuyển lên ATK Định Hoá sẽ sản xuất giấy in bạc và in bạc tiền Việt Nam. Ngày 19/8/1947, Nhà máy làm lễ khánh thành, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở Nhà máy. Tháng 8/1947, Nhà máy cho ra sản phẩm giấy đầu tiên ở ATK kháng chiến, phục vụ cho các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân đội và các cơ sở in ấn văn hoá phẩm, báo chí. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, ngoài việc sản xuất giấy và giấy in bạc còn in thử thành công tờ tiền mẫu. “Tại nơi đây đã in thử thành công tờ tiền mẫu, tờ tiền chỉ có một mặt, chính tay tôi đã được phơi và cất giữ vào kho” - Lời kể của nhân chứng Phùng Văn Thông (sinh năm 1931) tại Bản Bây, xã Tân Dương, huyện Định Hóa. Là công nhân nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ từ 1947 – 1951, ông được giao trông coi và bảo vệ kho ở Hang Hùm. Để phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh tại địa điểm di tích Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ở xóm Pải, xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/10/2011, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc – QK I, Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên đã tổ chức buổi tọa đàm, gặp mặt nhân chứng và xác minh tư liệu lý lịch di tích thắng cảnh địa điểm “Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sản xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 – 1951), xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” [Nhấp chuột và kéo để di chuyển] Tới dự buổi tọa đàm có các đồng chí đại diện Bộ Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Tài Chính, Công ty cổ phần Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Việt Bắc – QK I, Đài PT – TH tỉnh Thái Nguyên, UBND xã Phượng Tiến (Định Hoá), các nhân chứng địa phương, các nhân chứng là công nhân Nhà máy.



Tại buổi tọa đàm đã nhận được những thông tin, lời kể quý báu  từ các cụ nhân chứng lịch sử, các ý kiến xác đáng của các cơ quan chuyên môn về địa điểm “Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sản xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) Việt Nam  trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 – 1951), xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”.
Kết thúc buổi tọa đàm đồng chí Đồng Khắc Thọ - Trưởng ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên đã có kết luận và xin được tiếp thu, ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cụ nhân chứng lịch sử và các đại biểu, để Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ lý lịch di tích trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng cấp quốc gia. Vì xác định địa điểm di tích này không chỉ là nơi giáo dục truyền thống, ghi dấu bản lĩnh, ý chí vượt mọi khó khăn, lao động sáng tạo của công nhân ngành giấy, sản xuất ra giấy in bạc và in tiền trong kháng chiến chống thực dân Pháp đi tới thắng lợi, mà còn là nơi ghi dấu chứng tích tội ác của thực dân Pháp và hội tụ sự đoàn kết giữa các dân tộc miền xuôi và miền ngược được bảo tồn trong hệ thống hang động núi đá, độc đáo, hấp dẫn có sức thu hút du khách khám phá du lịch, lịch sử, văn hoá, sinh thái của vùng Chiến khu Việt Bắc năm xưa./.
Theo Phòng TTTL ATK Định Hoá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thông tin nổi bật

Thống kế website

  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm84
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay93
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập96,062

0985.171.102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây